Thơm và mát
Những chiếc khăn được bọc trong túi nylon trắng, in hình ảnh, biểu tượng của các nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Chúng được để lạnh, khi bóc túi nylon, bất kỳ khách nào cũng ngửi thấy mùi thơm phức. Trước khi ăn, theo thói quen của nhiều khách hàng, họ sử dụng khăn lạnh để lau mặt, cổ, tay và thỉnh thoảng chùi miệng. Tuy nhiên bên trong sự tiện lợi, mùi thơm đó còn tiềm ẩn vô số nguy cơ bệnh tật nguy hiểm.
Tại các quán bia hơi, quán nhậu mức độ tiêu thụ khăn lạnh có lẽ là nhiều nhất. Với thời gian cao điểm có buổi lên tới hàng trăm chiếc khăn được sử dụng. Hiện có hai loại khăn lạnh được dùng phổ biến: Khăn giấy ướt mỏng, nhẹ để lạnh và khăn mặt để lạnh. Tuy nhiên, theo “dân nhậu” thì sử dụng khăn mặt lạnh sướng hơn khăn giấy ướt lạnh. Giá mỗi khăn lạnh từ 3.000 - 4.000đ/chiếc (tùy quán) vừa tiện lợi, vừa giá rẻ. Cả hai loại khăn này sau khi được khách sử dụng đều được quay vòng bằng cách tái chế thủ công.
Thơm và mát
Những chiếc khăn được bọc trong túi nylon trắng, in hình ảnh, biểu tượng của các nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Chúng được để lạnh, khi bóc túi nylon, bất kỳ khách nào cũng ngửi thấy mùi thơm phức. Trước khi ăn, theo thói quen của nhiều khách hàng, họ sử dụng khăn lạnh để lau mặt, cổ, tay và thỉnh thoảng chùi miệng. Tuy nhiên bên trong sự tiện lợi, mùi thơm đó còn tiềm ẩn vô số nguy cơ bệnh tật nguy hiểm.
Tại các quán bia hơi, quán nhậu mức độ tiêu thụ khăn lạnh có lẽ là nhiều nhất. Với thời gian cao điểm có buổi lên tới hàng trăm chiếc khăn được sử dụng. Hiện có hai loại khăn lạnh được dùng phổ biến: Khăn giấy ướt mỏng, nhẹ để lạnh và khăn mặt để lạnh. Tuy nhiên, theo “dân nhậu” thì sử dụng khăn mặt lạnh sướng hơn khăn giấy ướt lạnh. Giá mỗi khăn lạnh từ 3.000 - 4.000đ/chiếc (tùy quán) vừa tiện lợi, vừa giá rẻ. Cả hai loại khăn này sau khi được khách sử dụng đều được quay vòng bằng cách tái chế thủ công.
Công nghệ tái chế
Những chiếc khăn thơm tho sau khi khách sử dụng sẽ được gom lại chất đống một góc, cuối buổi hoặc sáng sớm hôm sau sẽ có cơ sở chế biến đưa đi tái sản xuất để có thể được sử dụng lại. Với mục đích sử dụng đa năng từ lau tay, miệng, mặt, cổ, ghế và cả giày… những chiếc khăn lạnh đen, bẩn sẽ được phân loại, với những chiếc khăn ít bẩn, có thể cho ít hóa chất tẩy. Còn đối với những loại khăn đen, bẩn nhiều thì phải dùng một lượng hóa chất tẩy mạnh - quy trình tắm trắng khăn. Cơ sở tái chế, sản xuất khăn lạnh sẽ đổ khăn vào từng chậu lớn hoặc bể, ngâm xà phòng loại rẻ với thuốc tẩy (javen) hoặc loại hóa chất có gốc flo - một trong những hóa chất tẩy mạnh cực độc. Sau đó khăn sẽ được giặt lại một vài nước và ngâm nước tạo mùi vào khâu cuối cùng trước khi đóng gói xuất xưởng. Dù được giặt lại xàphòng, chất tẩy nhưng một lượng lớn hóa chất còn lưu lại trên khăn, sẽ tấn công người sử dụng.
Nước tạo mùi là một trong những môi trường tốt để vi khuẩn thâm nhập. Theo các chuyên gia y tế cảnh báo thì dùng hóa chất để giặt tẩy khăn trong quá trình tái sản xuất để có những chiếc khăn trắng muốt, thơm là môi trường độc hại dễ gây bệnh. Công nghệ tái sản xuất không đảm bảo cùng với các hóa chất không rõ nguồn gốc sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp khách hàng bị dị ứng miệng, viêm mắt, rộp da… sau khi lau khăn lạnh do phản ứng với hóa chất tẩy hoặc hóa chất tạo mùi.
Nếu không kịp thời phát hiện hoặc có biện pháp ngăn chặn có thể gây bệnh mạn tính như lang ben, hắc lào, eczema hoặc một số bệnh hô hấp. Điều đáng lo ngại là việc sản xuất, tái chế khăn lạnh không đảm bảo an toàn đang phát triển mạnh và khó kiểm soát. Vì vậy, khách hàng hãy cân nhắc trước khi sử dụng những chiếc khăn lạnh, dạng này.
Những chiếc khăn thơm tho sau khi khách sử dụng sẽ được gom lại chất đống một góc, cuối buổi hoặc sáng sớm hôm sau sẽ có cơ sở chế biến đưa đi tái sản xuất để có thể được sử dụng lại. Với mục đích sử dụng đa năng từ lau tay, miệng, mặt, cổ, ghế và cả giày… những chiếc khăn lạnh đen, bẩn sẽ được phân loại, với những chiếc khăn ít bẩn, có thể cho ít hóa chất tẩy. Còn đối với những loại khăn đen, bẩn nhiều thì phải dùng một lượng hóa chất tẩy mạnh - quy trình tắm trắng khăn. Cơ sở tái chế, sản xuất khăn lạnh sẽ đổ khăn vào từng chậu lớn hoặc bể, ngâm xàphòng loại rẻ với thuốc tẩy (javen) hoặc loại hóa chất có gốc flo - một trong những hóa chất tẩy mạnh cực độc. Sau đó khăn sẽ được giặt lại một vài nước và ngâm nước tạo mùi vào khâu cuối cùng trước khi đóng gói xuất xưởng. Dù được giặt lại xàphòng, chất tẩy nhưng một lượng lớn hóa chất còn lưu lại trên khăn, sẽ tấn công người sử dụng.
Nước tạo mùi là một trong những môi trường tốt để vi khuẩn thâm nhập. Theo các chuyên gia y tế cảnh báo thì dùng hóa chất để giặt tẩy khăn trong quá trình tái sản xuất để có những chiếc khăn trắng muốt, thơm là môi trường độc hại dễ gây bệnh. Công nghệ tái sản xuất không đảm bảo cùng với các hóa chất không rõ nguồn gốc sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp khách hàng bị dị ứng miệng, viêm mắt, rộp da… sau khi lau khăn lạnh do phản ứng với hóa chất tẩy hoặc hóa chất tạo mùi.
Nếu không kịp thời phát hiện hoặc có biện pháp ngăn chặn có thể gây bệnh mạn tính như lang ben, hắc lào, eczema hoặc một số bệnh hô hấp. Điều đáng lo ngại là việc sản xuất, tái chế khăn lạnh không đảm bảo an toàn đang phát triển mạnh và khó kiểm soát. Vì vậy, khách hàng hãy cân nhắc trước khi sử dụng những chiếc khăn lạnh, dạng này.
Nguồn: Internet